Nuôi giun quế hiệu quả cao theo hướng dẫn của chuyên gia

Nuôi trùn quế hiệu quả cao
Tác dụng quá tuyệt vời của trùn quế

Nuôi trùn quế (hay giun quế) là hình thức chuyển đổi từ phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời còn đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên do thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên mô hình nuôi trùn quế vẫn chưa được nhân rộng và khai thác đúng tiềm năng của nó. Do đó, để nghề nuôi trùn đến gần hơn với bà con nông dân, ở bài viết này, TrùnQue.com xin chia sẻ cho bà con kỹ thuật nuôi trùn quế đầy đủ, chi tiết nhất.

1. LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI TRÙN QUẾ

Ở Việt Nam, trùn quế được nuôi từ những năm 1980. Tuy nhiên, thời điểm gần đây (2011) mô hình này mới bắt đầu nở rộ vì người dân bắt đầu nhận thấy những lợi ích to lớn từ con trùn quế!

a. Bảo vệ môi trường sinh thái

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trùn quế có sức tiêu hóa rất lớn, tác dụng phân giải hữu cơ của chúng chỉ đứng sau các vi sinh vật (bản chất phân trùn quế có rất nhiều vi sinh vật, thực tế cho thấy vi sinh vật trong phân trùn quế có thể xử lý bay tóc nhiều thứ: rơm, thân cây ngô,..và đương nhiên rồi...thành thứ phân tuyệt vời và sạch cho rau sạch và 1000 loại cây trồng nói chung). Thậm chí chúng có thể ăn một lượng thức ăn lớn tương đương với trọng lượng cơ thể nó trong 1 ngày 1 đêm. Ước tính 1 tấn trùn quế có thể tiêu hủy 30 tấn phân gia súc hoặc từ 30 - 40 tấn rác hữu cơ trong 1 tháng.

Như vậy, trùn quế có thể xử lý chất thải hữu cơ từ gia súc gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm, giảm sử dụng thuốc trừ sâu góp phần cải thiện và bảo vệ hệ sinh thái.

b. Làm thức ăn cho con người

Trùn quế có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng có ích đối với sức khỏe của con người. Ở Australia người dân ăn trùn quế với món ốp lết, còn tại Đài Loan đã có hơn 200 món ăn hấp dẫn được chế biến từ trùn. Ngay như Việt Nam, đã từng làm 6 món ăn chế biến từ trùn quế

c. Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi

Trùn quế tươi là một trong những nguồn thức ăn phong phú, giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bà con chỉ cần cho đàn vật nuôi ăn 2 lần một tuần với 1 lượng nhỏ sẽ nhận thấy tốc độ tăng trưởng rất nhanh của chúng.

Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Trùn quế là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà.

Trùn quế làm thức ăn chăn nuôi


d. Làm dược liệu, mỹ phẩm

Trùn quế có chứa một số loại enzym quan trọng như:

- Men Selenium (Se) dưới dạng Protein: giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, dưỡng da, dưỡng tóc, bảo vệ tế bào trước các yếu tố độc hại của môi trường và nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc. Thậm chí thành phần này còn được sử dụng để bào chế thuốc giảm cân hiệu quả.

- Trùn quế được sử dụng như một nguồn dược liệu quý để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung tứ, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, hen suyễn,..

e. Là nguồn phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng nhất cho cây trồng

Đây được coi là lợi ích quan trọng hàng đầu của nghề nuôi trùn quế mang lại. Phân trùn quế có chứa hệ vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải photpho khó tan, phân giải cellulose, các chất khoáng đa lượng, trung lượng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong một thời gian dài. Mặt khác các chất mùn trong phân còn có khả năng tiêu trừ độc tố, nấm hại, vi khuẩn gây bệnh, giữ độ ẩm trong đất, chống xói mòn giúp đất trồng tơi xốp.

Phân trùn quế được sử dụng rộng rãi để làm giá thể vườn ươm, mở rộng quy trình trồng thực phẩm sạch.

2. KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG NUÔI TRÙN QUẾ

Hướng chuồng

Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời đảm bảo chuồng khô ráo, sạch sẽ, hạn chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Thật ra, chuồng hướng nào cũng được ạ, chỉ cần tránh nắng, tránh mưa trực tiếp!

Vị trí làm chuồng

- Vị trí đặt chuồng phải cao ráo, thoáng mát, đảm bảo không bị ngập úng khi trời mưa, mùa nước lũ (những người em của GiunQue.com ở miền trung, hằng năm ảnh hưởng không nhỏ vì mưa nhiều tiếng (có lúc kéo dài 48 tiếng đồng hồ) gây tổn thất không nhỏ)

- Ngoài ra, bà con còn phải lưu ý nồng độ pH trong đất. Trùn quế thích hợp với nồng độ trung tính từ 6,5 - 7,5 nếu quá mặn hoặc quá chua, trùn sẽ bỏ đi nơi khác hoặc bị chết (anh em nói vui là trùn đi hóng mát, xin xem hình bên dưới ạ).

Nóng nên trùn quế bò đi
Nóng, trùn quế bò đi "hóng mát"

Ưu tiên chọn những nơi có bóng cây hoặc xây tường bao chắn cao để hạn chế ánh sáng (dưới tán cao su là điều kiện khá lý tưởng bà con ạ)

Chuồng phải được bảo về sao cho tránh xa các loại côn trùng gây hại như mối, rắn, tắc kè, chuột, ổ kiến. Đối với những gia đình đang nuôi ngan, ngỗng, gà, vịt thả rông thì cần hết sức lưu ý và có biến pháp ngăn chặn chúng phá hoại (vì trùn quế là món ăn khoái khẩu đến mức kinh hoàng với gần như mọi loài)

Đảm bảo nguồn nước sử dụng để tưới cho trùn quế phải sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, nước có độ pH trung tính từ 6,5 - 7,5.

Vật liệu

Vật liệu làm thành luống: gạch, tấm gỗ hoặc thân cây chuối

- Mái che nên sử dụng mái bằng rơm rạ, lá cọ, lá dừa, tấm bìa, bạt để chuồng mát mẻ, thông thoáng.
- Các trụ bên trong chuồng có thể làm bằng cọc tre, gỗ hoặc bê tông chắc chắn.
- Tường chuồng: bà con có thể dùng lưới thép B40 quây cao hoặc xây bằng gạch để các loại vật nuôi hoặc sinh vật khác không làm hại trùn quế.


Mái chuồng

Phải có độ cao cách mặt đất ít nhất 1m vì nếu thấp quá sẽ khó thu hoạch, còn cao quá thì bị mưa hắt. Khoảng cách lý tưởng là từ 1,8 - 2m trong đó 0,3 - 0,5m sẽ đóng chìm xuống đất, phần cọc bên trên cao khoảng 1,5m.

Luống nuôi trùn quế

- Luống nuôi phải có chiều cao ít nhất từ 25 - 30cm, chiều rộng khoảng 1,3-1,4m thuận tiện cho việc chăm sóc.
- Chiều dài của luống nuôi sẽ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của từng hộ gia đình, trang trại (mình đã từng chứng kiến 1 luống nuôi dài tới 80m)

Nền chuồng

- Nền chuồng là nơi trú ngụ và phát triển của trùn nên có vai trò quan trọng nhất. Nền chuồng nuôi trùn quế phải đạt tiêu chuẩn sau: có độ tơi xốp không chứa chất độc hại, giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH ở mức trung tính từ 6,5 - 7,5.
- Bà con có thể sử dụng phân bò, phân gà, phân lợn… các loại phân chuồng nói chung để làm chất nền. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cỏ, lá thân ngô, rơm rạ tươi, xơ dừa, mùn cưa, giấy vụn hoặc các hộp bìa carton cũ. Nếu sử dụng lá cây thì chú ý không được dùng lá có độc như lá lim, xoan, sắn.

3. KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

a. Chọn trùn quế giống

* Trùn sinh khối: Có lẫn cả bố, mẹ, trùn con, trứng kén và môi trường mà trùn đang sống. Trong đó, trùn giống chiếm khoảng 3 - 5%.

b. Thả giống

Thời điểm thả giống thích hợp: bà con nên thả vào buổi sáng sớm mát mẻ. Không thả vào buổi trưa nắng nóng. Mật độ thả với trùn sinh khối: 20 - 25kg/m2 là đẹp.

Cách thả: Trải sinh khối vào luống theo đường thẳng giữa ô luống hoặc để sinh khối thành từng đám giữa mặt luống. Sau khi thả giống, bà con phải dùng bao tải cũ hoặc chiếu rách, lá chuối lá cọ để đậy kín giúp trùn nhanh chóng thích nghi với môi trường.

c. Cách chăm sóc

Để duy trì độ ẩm 70% (nên lắp hệ thống phun sương mới chuẩn bà con ạ)

Lưu ý: Bà con tuyệt đối không được tưới nước có hóa chất sẽ làm chết trùn.

Chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra mô hình nuôi trùn quế của mình, đặc biệt là thời điểm vừa thả ạ:

- Thường mới đưa trùn quế về thả có hiện tượng hay thấy có kiến. Đơn giản vì trùn quế hấp dẫn với mọi loài, nhưng riêng kiến chỉ bị hấp dẫn nếu có con trùn quế chết.
- Cách xử lý là: tìm bắt con chết lấy đem chôn vào gốc cây làm phân, đồng thời phun nước lên chỗ nhiều kiến (kiến không những sợ lửa, mà còn sợ nước bà con nhé)

d. Thức ăn cho trùn quế

Nguồn thức ăn và cách xử lý thức ăn cho trùn quế

- Phân trâu, bò tươi: Đổ nước và phân thẻo tỉ lệ 1 : 1 sau đó dùng cây để khuấy đều và tan hết. Bà con có thể dùng thêm chế phẩm sinh học EM 1% để phân giải chất độc trong phân. Sau khoảng 6h, bà con phải trộn lại 1 lần cho đến 3 - 5 ngày có thể cho trùn ăn.

- Các loại phân gia súc khác như dê, thỏ, lợn: Bà con nên phối trộn thêm phụ phẩm nông nghiệp đã băm nhỏ từ 5 - 10cm để tăng độ tơi xốp Phân gà vịt: Nguồn thức ăn này cũng phải được ủ cũng với một số loại phụ phẩm nông nghiệp sau đó mới cho ăn.

- Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp: Cây thanh long, rơm rạ, thân cây ngô, cây đậu, lạc, thân cây lục bình, bã mía, bã khoai mì: Các loại phụ phẩm phải được băm nhỏ đem ủ với phân chuồng.

Trùn quế rất kỵ với các loại rau củ quả có tinh dầu sả, rau thơm, gừng hoặc bạch đàn…

e. Thời điểm cho ăn

Trùn sinh khối thì cho ăn sau 1 ngày thả.

- Những lần cho ăn tiếp theo, bà con quan sát hết thức ăn thì cho ăn thêm (dễ nhận thấy lắm ạ)
- Ước tính số lượng trùn để cho liều lượng ăn phù hợp. Nếu khối lượng trùn tinh là 2Kg/m2 thì 1 ngày bà con phải cho ăn từ 1,5 - 2kg thức ăn.

4. XỬ LÝ 1 SỐ BỆNH Ở TRÙN QUẾ

Nhìn chung so với nhiều loại vật nuôi khác thì trùn quế VÔ CÙNG ít bị bệnh. Tuy nhiên, bà con cần theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý nếu bị bệnh.

- Bệnh no hơi: Sau khi ăn, trùn nổi lên mặt luống, trườn dài rồi chuyển sang màu tím bầm, chết. Nếu còn thức ăn trên mặt luống, bà con phải hốt hết ra rồi tưới nước lên mặt luống, ngừng cho ăn thức ăn cũ, không cho chúng ăn quá nhiều thức ăn có chất đạm.

- Trúng khí độc: Trùn quế bị ngạt thở do thiếu oxy nên chúng sẽ bò lên mặt đất, cơ thể bị tím bầm. Lúc này bà con ngừng cho ăn, dùng quốc đào mặt luống để tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho trùn.

5. THU HOẠCH

Thời điểm thu hoạch tối thiểu từ 60 ngày nuôi đối với luống mới. Còn luống cũ là từ 30 ngày nuôi.

Ngoài ra bà con có thể thu hoạch theo mục đích sử dụng:

- Làm thức ăn cho vật nuôi: 30 - 60 ngày. Chu kỳ từ 2 - 3 tuần.
- Thu phân: sau từ 2 - 3 tháng nuôi. Chu kỳ thu từ 1 - 1,5 tháng (tiết lộ bí mật: phân trên nửa năm xịn hơn nữa bà con ạ)
- Thu để chế biến thức ăn/: chu kỳ từ 1 - 1,5 tháng.

Bà con có thể thu bằng phương pháp nhặt tay, dùng mồi để nhử hoặc đe dọa bằng tiếng động/ ánh sáng.

6. HƯỚNG DẪN NHÂN GIỐNG TRÙN QUẾ

- Bước 1: Cho trùn quế ăn trước nhân luống 3 ngày.
- Bước 2: Xây chuồng, làm chất nền như cách nuôi trùn quế trước đó.
- Bước 3: Nhân giống bằng cách lấy phần trùn quế sinh khối của luống đang nuôi 20cm từ trên mặt xuống.
- Bước 4: Bỏ phần trùn quế sinh khối đó vào luống mới theo mật độ đã ghi ở trên.
- Bước 5: Dùng bạt hoặc lá cọ, lá dừa để che phủ.
- Bước 6: Cho trùn ăn và chăm sóc như bình thường.

- Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi trùn quế đầy đủ, chi tiết nhất. Bà con có thể áp dụng để mở rộng quy mô chăn nuôi riêng biệt hoặc nuôi kết hợp với các loại gia súc gia cầm khác đều mang đến lợi nhuận cao.

- Và điều tuyệt vời là với mỗi tỉnh GiunQue.com xin được hợp tác với 1-2 trang trại để cung ứng giống cho bà con ạ. Bà con muốn nuôi mà con lo đầu ra xin hãy để chúng tôi làm việc đó, quý bà con chỉ việc nuôi, và vui vẻ khi bán hàng cho khách là được ạ (cơ hội ngon nhất đời rồi đó ạ, LH ngay với chúng tôi: 0911.860.222)


Khách ở xa xin chuyển khoản trước. Bù lại GiunQue.com sẽ mở lại chương trình khách hàng may mắn được hoàn tiền tới 1.000.000 đ

(Dù mua 20kg = 400k, nếu trúng vẫn nhận về 1 triệu)

Cách thức hết sức đơn giản: Giải 7 kqxs Miền Bắc ngày 30 hàng tháng có 4 cặp số:

- Khách mua: 20kg được tặng 1 mã dự thưởng (2 số cuối CCCD hoặc SĐT hoặc tự chọn)
- Khách mua: trên 50kg sẽ được tặng 2 mã dự thưởng

Ví dụ: Khách đăng ký 2 mã là 2339, trong khi KQXS ra là:
17 99 23 67
Thì quý khách đã trúng 1 triệu


(Không ai biết trước KQXS nên rất công bằng)

* GiunQue.com hiện tại đã có trại giun quế ở:

Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Nai, Đăk Nông, Bình Phước, Nghệ An, TPHCM.

Bà con cần mua giống đừng ngần ngại xin liên hệ ngay: 0911.860.222
Trùn quế là gì? Nó chui ở đâu ra?
-----------o0o-----------
GiunQue.com © 2011-2024 (khoảng 13 năm)
Hội nuôi giun quế lớn nhất Việt Nam, cung cấp khắp toàn lãnh thổ
📞 0911.860.222 (Có Zalo)
Chát zalo